Nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp lớn là những nơi cần tiêu thụ rất nhiều nước phục vụ cho hoạt động sản xuất. Chất lượng nước quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, tuổi thọ của thiết bị vận hành. Chính bởi vậy, đầu tư công nghệ hiện đại, thiết bị lọc nước tiên tiến để làm mềm nước là yêu cầu bức thiết.
Hãy cùng Xử Lý Nước Tân Phú tìm hiểu về hệ thống lọc làm mềm nước sản xuất nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp với công nghệ hiện đại qua những thông tin dưới đây.
Tại sao phải làm mềm nước?
Hiện nay, môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Nguồn nước ngầm, nước mặt bị cứng bởi nhiễm phải các tạp chất kim loại nặng như sắt, chì, dư thừa lượng lớn muối khoáng như canxi, magie, sunphua, đá vôi...
Ảnh hưởng đến sinh hoạt
Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu nước sinh hoạt bị cứng làm cho nước uống có mùi tanh; các thiết bị như máy giặt, bồn rửa bị hoen ố; vòi nước gỉ sắt, tắc nghẽn...
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu sử dụng nước cứng lâu ngày, muối cacbonat kết tủa gây lên bệnh tim mạch, sỏi thật...
Tác hại của nước cứng trong sản xuất công nghiệp
Trong sản xuất công nghiệp, nước cứng gây hại nghiêm trọng đến vật tư, trang thiết bị cũng như chất lượng sản phẩm. Ngành công nghiệp dệt máy, công nghiệp đồ uống, chế biến thực phẩm... là một trong những ngành sử dụng nước thường xuyên, khi nước bị cứng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng:
- Nước cứng làm cản trở quá trình nhuộm màu vải, tạo những vết ố vàng trên bề mặt vải.
- Thực phẩm, đồ uống có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Thiết bị nồi hơi, nồi áp suất bị đóng cặn, tạo ra áp suất lớn, dễ làm nổ nồi hơi.
- Máy móc bị hoen rỉ, lâu ngày gây hỏng hóc, chi phí sửa chữa lớn, dây chuyền phải ngừng hoạt động để chờ việc sửa chữa làm thiệt hại kinh tế, giảm năng suất lao động.
- Bề mặt thiết bị công nghiệp bị đóng cặn canxi, khiến máy móc hoạt động trì trệ, làm tiêu hao rất nhiều năng lượng điện và sức người.
Nước cứng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, chính vì vậy việc đầu tư hệ thống làm mềm nước hiện đại là điều tất yếu để tăng năng suất, hiệu quả lao động.
Công nghệ làm mềm nước sản xuất nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp.
Làm mềm nước bằng phương pháp thủ công.
Có 2 cách làm mềm nước cứng được sử dụng khá phổ biến đó là:
- Đun sôi nước cứng: Đây là phương pháp được thực hiện khi nước cứng được tạo nên do ion Ca+ và Mg+, đun sôi để muối hidrocacbonnat phân nhiệt tạo thành muối không tan.
- Thêm chất hóa học: Với loại nước cứng được hình thành bởi hỗn hợp muối magie clorua, canxi clorua, magie sunfat, canxi sunfat... không thể dùng cách đun sôi mà phải thêm vào đó các chất hóa học mang tính chất xúc tác để tách muối như kiềm hoặc phương pháp trao đổi ion.
Với 2 phương pháp làm mềm nước này chỉ có thể thực hiện với nước cứng sinh hoạt của gia đình hoặc nhóm các hộ gia đình, còn với nước sản xuất nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp phải cần đến phương pháp làm mềm nước cứng hiện đại.
Hệ thống lọc làm mềm nước sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại
Làm mềm nước sản xuất nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp ngày nay được sử dụng phổ biến dựa trên phương pháp trao đổi ion. Nước đi vào cột lọc composite, đi qua vật liệu lọc đã được bao phủ bởi ion muối trong cột chứa. Vật liệu lọc có vai trò hút hết các ion Ca+, Mg+, trao đổi chất với ion muối natri. Nước mềm sẽ được đi ra ngoài đảm bảo chất lượng tốt để phục vụ cho quá trình sản xuất.
- Bảng điều khiển: Có vai trò hiển thị công suất hoạt động của hệ thống, qua đó người sử dụng có thể dễ dàng theo dõi.
- Cột lọc Composite: Đây là thiết bị quan trọng hàng đầu không thể thiếu được đối với hệ thống lọc nước nói chung và hệ thống làm mềm nước nói riêng. Cột composite là nơi chứa đựng các loại vật liệu có tác dụng làm mềm. Chính vì tầm quan trọng của nó nên cột composite yêu cầu phải là loại có chất lượng cao được làm từ vật liệu là nhựa cốt sợi thủy tinh để chống lại các phản ứng hóa học, ăn mòn bởi axit.
- Vật liệu làm mềm: Là các loại hạt có khả năng hấp thụ các ion mạnh có trong nước cứng, có khả năng làm mềm nước như hạt than hoạt tính, hạt mangan, cát sỏi hoạt tính, hạt brim, hạt filox...
- Van vận hành tự động (Auto van): Van được cài đặt theo nhu cầu theo dõi của người dùng bằng cách kiểm soát lượng nước sử dụng hoặc thời gian sử dụng. Các thao tác lọc nước, sục rửa, hoàn nguyên vật liệu, xả nước thải sẽ được tự động hóa một cách tối ưu, không phải làm thủ công. Van vận hành sẽ kiểm soát hoạt động lọc cũng như vệ sinh của cả hệ thống theo chu trình định kỳ.
- Thùng đựng dung dịch muối hoàn nguyên: Dung tích của bình tùy theo nhu cầu sử dụng nước sản xuất nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Vai trò của chiếc thùng này chứa nước muối tinh khiết phục vụ quá trình hoàn nguyên vật liệu. Các chất gây cứng nước là Ca+, Mg+ cũng như các chất hóa học khác sẽ được đẩy ra ngoài theo đường thoát nước xuống cống rãnh và được xử lý trước khi thải ra môi trường. Muối tinh khiết cũng là loại muối được chọn lọc với chất lượng cao, đảm bảo độ sạch, độ tinh khiết.
Ưu điểm của thiết bị lọc nước sản xuất
Phương pháp làm mềm nước cứng bằng công nghệ trao đổi ion đang là xu thế tất yếu và là lựa chọn hàng đầu của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Chỉ mất một khoảng đầu tư ban đầu không lớn, nhưng lợi ích mang lại cho các chủ doanh nghiệp là rất nhiều:
- Các loại kim loại nặng, muối khoáng gây cứng nước được loại bỏ tuyệt đối, trả lại nguồn nước mềm an toàn, không gây đóng cặn, gỉ sét.
- Thiết bị được cài đặt, điều khiển bằng hệ thống tự động, nâng cao tính hiệu quả và an toàn.
- Thiết bị lọc được làm từ những nguyên vật liệu có độ bền cao, thân thiện với môi trường, ít chịu tác động từ bên ngoài cũng như không bị bào mòn bởi thời tiết hay các chất khác có trong môi trường.
- Nước cứng bị loại bỏ, bảo đảm nguồn nước chất lượng, giúp sản phẩm công nghiệp được làm ra với chất lượng cao.
- Nước mềm góp phần tăng tuổi thọ của máy móc, trang thiết bị sản xuất công nghiệp.